Báo Nhật – Ở Việt Nam chúng ta hình ảnh xe bus trên các tuyến đường lớn Hà Nội hay len lỏi vào các ngõ ngách trong các khu phố là rất đỗi quen thuộc. Tuy nhiện đối tượng sử dụng đến phương tiện công cộng này chủ yếu là các em học sinh sinh viên và những […]
Ở Việt Nam chúng ta hình ảnh xe bus trên các tuyến đường lớn Hà Nội hay len lỏi vào các ngõ ngách trong các khu phố là rất đỗi quen thuộc. Tuy nhiện đối tượng sử dụng đến phương tiện công cộng này chủ yếu là các em học sinh sinh viên và những bạn mới đi làm có thu nhập thấp. Ngược lại, tàu điện ngầm tại Nhật Bản – phương tiện công cộng lại được rất nhiều người sử dụng bởi sự tiện lợi của nó chứ không phải là thước đo giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội.
1. Sự cần thiết của tàu điện ngầm tại Nhật Bản
Tại các nhà chờ tàu điện ngầm tại Nhật Bản bạn sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những anh chị mặc comle chỉnh tề hay những bộ cánh điệu đà đang đợi tàu đến. Họ tìm đến phương tiện công công này bởi sự an toàn tiện lợi của nó. Trong lúc đợi tàu đến hay đã ngồi trên tàu rồi họ có thể tranh thủ chợp mắt một lúc trước khi làm công việc tiếp theo (người Nhật rất hay ngủ gật nhé).
Với nhu cầu đi lại cao như vậy nên ước tính khoảng gần 40 triệu hành khách sử dụng tàu điện ngầm tại Nhật Bản mỗi ngày, con số này lớn hơn nhiều so với các phương tiện xe bus hay ô tô cá nhân khiến hệ thống tàu điện ngầm luôn trong tình trạng quá tải. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của “những kẻ nhồi cá” làm “nghề đẩy khách” ở các ga tàu điện Nhật Bản.
“ Những kẻ nhồi cá” hay “Nghề đẩy khách” thực chất là những người làm nhiệm vụ sắp xếp, hướng dẫn lên tàu đúng giờ giấc và quy định. Sẽ không có gì đáng bàn luận ở đây khi họ giữ đúng nhiệm vụ, vai trò là nghề đưa hành khách lên tàu đúng giờ.
2. Khám phá tàu điện ngầm tại Nhật Bản
Mỗi chuyến tàu sẽ cách nhau 5 phút và sẽ dừng đón khách trong thời gian 2-3 phút. Do đó hành khách đi tàu điện ngầm tại Nhật Bản sẽ không phải mất quá nhiều thời gian vì đợi tàu và cũng sẽ phải nhanh chóng di chuyển lên tàu tìm cho mình chỗ đứng thuận tiện. Trung bình mỗi giờ sẽ có khoảng 20 chuyến tàu, thế nhưng với nhu cầu đi lại bằng tàu điện ngầm tại Nhật Bản rất cao nên tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra vào các giờ cao điểm.
Để đảm bảo tàu chạy đúng giờ và giúp nhiều hành khách không bị lỡ chuyến, “nghề đẩy khách” ra đời. Nghề này xuất hiện đầu tiên là ở ga Shinjuku, Tokyo; chủ yếu do các sinh viên làm thêm. Ban đầu họ được gọi là các “oshiya”, nghĩa là “đội sắp xếp hành khách”. Họ đeo găng tay trắng, có nhiệm vụ “nhét” nhiều người vào một toa để tàu chạy đúng giờ mà vẫn chuyên chở được số lượng người lớn. “Nghề đẩy khách” lên tàu điện ngầm vừa được là “sáng tạo”, vừa bị coi là phản cảm tại Nhật. Một mặt nó giúp nhiều hành khách không bị lỡ dở công việc, giúp tiết kiệm thời gian. Mặt khác, nó lại khiến nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng do bị chèn ép, hành khách bị rơi đồ, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trộm cắp trên ga tàu điện. Do vậy, những người làm nghề đẩy khách còn được mệnh danh là “những kẻ nhồi cá”.
Những hình ảnh xuất hiện ở các điểm dừng của tàu điện ngầm tại Nhật Bản:
Hành khách trong lúc đợi tàu điện ngầm tại Nhật Bản
Tình trạng quá tải trên toa tàu điện ngầm tại Nhật Bản vào giờ cao điểm
Mặc dù tình trạng quá tải hành khách vào các giờ cao điểm thường xuyên diễn ra và tình trạng chộm cắp vẫn luôn rình rập nhưng vì sự tiện lợi và an toàn mà tàu điện ngầm tại Nhật Bản là sự lựa chọn của rất nhiều người đang sinh sông và làm việc tại Nhật. Do đó bản thân mỗi người khi phải tự nâng cao ý thức và cảnh giác để hạn chế tối đa tệ nạn và góp phần làm nên văn hóa tàu điện ngầm tại Nhật Bản.
Nguồn: xuatkhaulaodongnb.com