Người Nhật giữ gìn văn hóa Tết Nhật Bản thế nào?

Báo Nhật – Thời gian năm hết Tết đến mà vẫn lưu lại nơi xứ người là khoảng thời gian nhớ nhà lắm phải không nào? Tuy nhiên, Nhật Bản cũng là một nước phương Đông, một dân tộc mang trong mình sự tự tôn dân tộc, luôn giữ gìn nét văn hóa truyền thống. Vì thế, thay vì ngồi buồn một mình trong dịp Tết này thì tại sao chúng ta lại không tìm hiểu một chút về lễ Tết đặc sắc của người Nhật. Hẳn là sẽ có nhiều điều khiến bạn cảm thấy thú vị đấy.

1.Lịch sử

Ở thời kì cổ đại, cũng giống như Trung Quốc và Việt Nam, Nhật Bản cũng tổ chức lễ Tết mừng năm mới theo Âm lịch, hiện nay gọi là 旧正月. Bắt đầu từ năm 1873, Nhật Bản đổi ăn Tết giống với các nước Châu Âu, tức là theo dương lịch.

2.Việc làm trước Tết

Tuy rằng không cùng thời gian với Tết truyền thống của người Việt Nam hay Trung Quốc, nhưng việc chuẩn bị trong ngày Tết cũng có một số nét tương đồng. Ví dụ như việc dọn dẹp nhà cửa (大掃除) hay chuẩn bị những phong bao lì xì đỏ.

Việc chuẩn bị cho ngày Tết được người Nhật cho là quan trọng nhất năm, và cuối năm cũng là khoảng thời gian họ rất bận rộn. Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp thì trang trí nhà cửa cũng vô cùng vất vả nhưng lại mang nhiều ý nghĩa. Những món đồ trang trí vào dịp Tết thì được gọi là お正月飾り. Hiện nay, 3 món đồ chủ yếu được người Nhật ưa chuộng và trưng trong ngày Tết là: Kadomatsu, Kagamimochi và Shimenawa.

門松(Kadomatsu): Thường được trưng bày trước cửa nhà với ý nghĩa đón thần năm mới đến. Kết cấu của Kadomatsu dựa vào 2 loại cây là cây tùng và cây tre. Cây tùng vốn được trồng rất nhiều ở Nhật và có thể trồng ngay cả trong mùa đông giá lạnh, thế nên loài cây này được cho là tượng trưng cho sức sống mãnh liệt.

鏡餅(Kagamimochi): Ở các siêu thị, vào dịp giáp Tết Kagamimochi được bày bán rất nhiều. Đây được cho là lễ vật người Nhật dâng tặng vị thần năm mới từ khoảng ngày 28 tháng 12 đến ngày 11 tháng 1. Sau đó, họ sẽ cùng nhau chia sẻ vàăn bánh mochi này với niềm tin rằng các vị thần sẽ ban phước và đem lại 1 năm đầy may mắn. Thế nên ngày 11/1 hằng năm được cho là ngày kagamihiraki – ngày mở và ăn bánh kagamimochi.

しめ縄(Shimenawa): Những sợi dây được bện bằng rơm và được dán những giấy ngũ sắc xung quanh. Shimenawa thường được cho là dây trừ tà và được gắn ngang trước cổng mỗi nhà và trước đền thờ.

Ngoài ra, để chào tạm biệt năm cũ, người Nhật cũng có một bữa tiệc tất niên gọi là Bounenkai. Không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình hay bạn bè, đối tượng tổ chức bounenkai có thể làđồng nghiệp trong cùng 1 công ty, cácđối tác làmăn, … Bounenkai thườngđược tổ chức từ giữa tháng 12 cho đến hết năm. Thường những buổi tiệc cuối năm này sẽđược tổ chức tại những quán mang phong cách đầm ấm, ấm cùngđồng thời rộng rãi vì chắc hẳn sẽ có rất nhiều người trong 1 buổi tiệc. Những món ăn thường được sử dụng là sushi, sashimi và lẩu, vì tiết trời đông rất lạnh nên lẩu luôn là món ăn được ưa chuộng.

3.Món ăn Osechi

Nhắc đến Tếtở Nhật Bản thì không thể không nói đến món ăn ngày Tết– Osechi.Cơ bản của ă món Osechi gồm có: rượu, canh, rau củ hầm, món muối chua, món nướng và 3 mónă kèm. Tại Việt Nam, mâm ngũ quả mang ý nghĩa dựa trên tên của các loại hoa quả thì món Osechi của Nhật Bảncũng vậy. “Lợi dụng” sự phong phú của tiếng Nhật, người Nhật đã tạo ra một thựcđơn với những mónăn mang đầy ý nghĩa và những niềm hy vọng tốt đẹp cho năm mới. Dưới đây là một số món trong Osechi và ý nghĩa của chúng:

1 黒豆(kuromame): đậu đen
image009
màu đen trong đạo giáo được cho là có thể trừ tà. Từ “mame” trong tiếng Nhật đồ ngâm với từ khỏe mạnh. Với những ý nghĩa đó, người Nhật ăn đậu đen với mong muốn một năm làm việc thật khỏe mạnh, thành đạt
2 数の子(kazunoko): trứng cá
image011
Số lượng trứng cá vốn rất nhiều, tượng trưng cho sự sung túc, con đàn cháu đống trong gia đình
3 海老(ebi): tôm
image013
Hán tự của chữ tôm là Hải lão, thật dễ dàng để hiểu rằng ý nghĩa món ăn đem lại là cầu chúc cho sự an lành và sống lâu của các vị cha ông
4 田作り(tazukuri): khô cá mòi
image015
Trong tiếng Nhật, tên mónăn này được hiểu là “người làm ruộng” vì vốn loại cá này được dùng để chăm bón cho ruộng đất màu mỡ. Thế nên, đối với nông dân nói riêng và người Nhật nói chung thìăn món ăn này sẽ mang đến một năm với mùa màng bội thu
5 代々(daidai): quả cam
image017
Daidai là cách gọi khác của quả cam, tuy nhiên cũng mang ý nghĩa là từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế nên đây là loại quả được biểu trưng cho lời chúc năm mới dành cho trẻ em.
6 酢蓮(subasu): Ngó sen ngâm giấm
image019
Vì ngó sen có nhiều lỗ nên mang điềm báo với ý nghĩa là sẽ có thể nhìn thấy được tương lai trong năm mới.
7 伊達巻(datemaki): Trứng cuộn
image021
Với hình thù giống như những quyển sách cuộn ngày xưa, đây là mónăn mang ý nghĩa về văn hóa, học vấn và giáo dục.

4. Làm gì đêm giao thừa?

Khoảnh khắc năm cũ đi, năm mới đến, ngoài việc chúc nhau câu よいお年を(câu chúc trước giao thừa) hay 明けましておめでとうございます。 (câu chúc sau giao thừa) thì người Nhật còn làm một số điều sau đây:

Ăn Toshikoshi soba

Món mì Soba (mì truyền thống làm từ bột kiều mạch) được ăn vào đêm giao thừa gọi là Toshikoshi Soba, nhằm xua đuổi những xui xẻo của năm cũ và đón chào một năm mới với nhiều niềm may mắn. Ngoài ra người ta còn quan niệm rằng nếu ăn và cố gắng không cắn sợi mì và ăn hết trước khi đồng hồ điểm 12 giờ sẽ là điềm tốt.

Xem Kouhaku

Kouhaku là chương trình tranh tài giữa các nghệ sĩ nam và nghệ sĩ nữ nổi tiếng của Nhật Bản. Nghệ sĩ, nhóm nhạc nữ sẽ tập trung ở đội đỏ, còn nghệ sĩ, nhóm nhạc nam sẽ tập trung trong đội trắng. Đây là chương trình giải trí có thâm niên ở Nhật Bản, được tổ chức từ năm 1951 bởi đài truyền hình NHK, và cũng là chương trình được coi nhiều nhất trong đêm giao thừa.

Hatsumoude

Viếng lễ chùa chiền là điều không thể thiếu trong năm mới. Người Nhật gọi đó là Hatsumoude – nghi lễ viếng chùa, thần xã (đền thờ của thần đạo) đầu tiên khi năm mới của người Nhật. Tuy nhiên, điều đặc biệt là hatsumoude không phân biệt giữa chùa và thần xã, bạn có thể đi đến để làm lễ. Khi đến nơi làm lễ, bạn tiến lên chỗ rung chuông sau đó cúi đầu 2 lần, chắp tay 2 lần rồi cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện xong thì bạn buông tay xuống và cúi đầu 1 lần nữa để kết thúc. Trên đây là cách làm lễ đơn giản nhất, tuy nhiên tùy vào chùa hoặc thần xã mà bạn tới thì cách thức làm lễ cũng sẽ khác nhau.

Ngoài việc lễ chùa thì rút quẻ đầu năm cũng được nhiều người làm khi hatsumoude. Rút quẻ đầu năm sẽ cho bạn biết được tình hình trong năm tới của mình. Nếu là điềm xấu thì treo lại cây trong chùa, thần xã để được giải trừ.

Nguồn: Isenpai

5/5 - (1 bình chọn)
Loading...