2900 công nhân nước ngoài bị đuổi việc cùng một lúc tại nhà máy Sharp ở Mie!

Báo Nhật – Liên đoàn lao động đang chỉ trích về việc đuổi việc các công nhân nước ngoài với lời bao biện là “một biện pháp điều chỉnh nhân sự” của công ty Sharp Corp., dẫn tới có hơn 2900 lao động làm việc theo hình thức tạm thời tại một nhà máy của hãng ở Kameyama, tỉnh Mie đã mất việc chỉ trong năm nay.

Các lao động, hầu hết đến từ Brazil và Peru, đã phải rời nhà máy sau khi ông chủ của họ từ chối gia hạn hợp đồng, cùng với lời giải thích về việc cắt giảm nhân sự cho phù hợp với việc giảm sản xuất các linh kiện cho hãng điện thoại iPhone của Apple tại nhà máy tại Kameyama.

Nhà máy của Sharp Corp. tại Kameyama, nơi có hơn 2900 lao động đã bị đuổi việc.

Việc sa thải công nhân nước ngoài tại Kameyama chỉ được đưa ra ánh sáng khi mà chính quyền trung ương đang hướng đến việc sửa đổi Luật kiểm soát nhập cư và tị nạn, đã chính thức được thông qua trong phiên họp Quốc hội, qua đó sẽ có nhiều lao động nước ngoài được chấp nhận tại Nhật Bản.

Liên đoàn Mie, một công đoàn địa phương hỗ trợ các công nhân “nikkei-jin”(những người nước ngoài có gốc Nhật Bản) cho biết rằng chính phủ nên nỗ lực hơn nữa để cải thiện các điều kiện lao động và ngăn chặn những sự sa thải quy mô lớn như ở Kameyama.

“Thật đáng phẫn nộ khi mà chính phủ đang cố gắng mang nhiều những người lao động nước ngoài vào làm việc trong các ngành nghề trong nước, trong khi lại tiếp tay bằng cách nhắm mắt cho qua đối với các công ty, khi họ tuyển dụng một số lượng lớn lao động bất kể quốc tịch và sẵn sàng đuổi họ đi khi không còn cần thiết nữa” Akai Jimbu, phó thư kí công đoàn Mie phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo vào ngày 03/12.

2900-cong-nhan-nuoc-ngoai-bi-duoi-viec-cung-mot-luc-tai-nha-may-sharp-o-mie1

Chương trình tuyển dụng “xoay vòng” của các nhà thầu

Công đoàn Mie cũng đã tiết lộ một phần về kế hoạch tuyển dụng mờ ám với sự tham gia của một số nhà thầu phụ đã được diễn ra tại nhà máy Kameyama. Vào năm 2017, khoảng 3000 công nhân nikkei-jin đã được khoảng 10 nhà thầu phụ thuê về để làm việc tại nhà máy. Được biết các nhà thầu phụ này đều thuộc về cùng một nhóm công ty.

Công nhân được thuê theo một hợp đồng ngắn hạn kéo dài chỉ từ 1 – 2 tháng. Ngay sau khi thời hạn kết thúc hợp đồng đến gần, nhân viên sẽ bị yêu cầu nộp một lá thư từ chức.

Sau đó, một nhà thầu phụ khác cũng thuộc cùng một quản lý với các nhà thầu trước lại đến và tiếp tục thuê các nhóm lao động nikkei-jin khác. Kế hoạch tuyển dụng xoay vòng này được xem như là một tiểu xảo để doanh nghiệp tránh được việc phải đóng bảo hiểm xã hội cho lao động làm việc theo hợp đồng dài hạn.

Bắt đầu từ khoảng tháng 2, khối lượng công việc tại các nhà máy bắt đầu giảm, các nhà thầu cũng rút ngắn thời gian làm việc của các công nhân lại, đồng thời cắt giảm luôn tiền lương của họ, những biện pháp chèn ép này buộc một số lao động phải bỏ việc.

2900-cong-nhan-nuoc-ngoai-bi-duoi-viec-cung-mot-luc-tai-nha-may-sharp-o-mie2

Không dừng lại ở đó, các nhà thầu phụ cũng đã gửi thông báo “yatoidome”, khẳng định luôn về việc doanh nghiệp sẽ không gia hạn thêm hợp đồng cho các nhân viên làm việc tạm thời, dành cho những ai chưa bỏ việc và vẫn kiên trì bám trụ lại nhà máy. Trong các cuộc đàm phán về quản lý lao động, các nhà thầu nói rằng đã có tất cả khoảng 2900 công nhân mất việc do bị ép phải thôi việc chỉ trong năm nay, theo như Công đoàn Mie.

Sharp: Chúng tôi không liên quan đến vụ việc

Công đoàn Mie và những người khác cũng đã đệ đơn kiện 10 nhà thầu với hành vi tuyển dụng phi pháp trên lên Bộ Lao động vào ngày 22/11, cáo buộc rằng các công ty này đã đuổi việc hết các nhân viên của mình mà không có giấy phép và không có lí do cụ thể.

Chính quyền tỉnh Mie, trước đó đã trợ cấp cho Sharp tới 90 tỉ yên (tương đương với 79,5 triệu USD) khi doanh nghiệp mở nhà máy đầu tiên vào năm 2004, đã tiến hành điều tra vụ việc sa thải mập mờ này cùng với sự phối hợp của Bộ Lao động. Theo các quan chức tỉnh, những người đứng đầu của doanh nghiệp Sharp cho biết rằng công ty chỉ quyết định không thuê lại 500 công nhân theo hợp đồng ngắn hạn vào tháng 3 và thêm 250 lao động nữa vào tháng 7, chứ không hề có con số 2900 lao động bị sa thải cùng một lúc như cáo buộc từ phía công đoàn Mie.

2900-cong-nhan-nuoc-ngoai-bi-duoi-viec-cung-mot-luc-tai-nha-may-sharp-o-mie3

Và khi được các cánh phóng viên hỏi về việc có chính xác bao nhiêu công nhân đã bị từ chối gia hạn hợp đồng chỉ sau 2 tháng làm việc, một đại diện từ phía nhà thầu phụ, người đã đứng ra trực tiếp tuyển dụng các công nhân nikkei-jin này, chỉ có thể đưa ra một câu trả lời trốn tránh: “Tôi không có gì để nói về việc đó ngay lúc này”.

Sharp đã cung cấp các linh kiện điện tử được sản xuất tại nhà máy ở Kameyama cho các công ty lớn trong đó có cả Apple trong suốt 10 năm nay. Đối với một số linh kiện cụ thể, công ty sẽ để các nhà thầu phụ nắm toàn bộ quyền kiểm soát dây chuyền sản xuất cũng như cho phép họ tư thuê công nhân vào làm việc.

“Chúng tôi đang nỗ lực để tìm hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến các công nhân làm thuê được tuyển dụng bởi các nhà thầu này” phát ngôn viên của Sharp tuyên bố trong một cuộc họp báo.

Nguồn: The Asahi Shimbum/Sugoi

4/5 - (4 bình chọn)
Đang tải...