Báo Nhật – Bất cứ ai trong chúng ta cũng từng trải qua những ngày mà tâm trạng ẩm ương, chợt thấy cô đơn đến lạ. Song bạn đã cô độc đến mức độ như khổ chủ trong bài viết này chưa!
Có bao giờ bạn thấy rõ ràng xung quanh vẫn rộn rã tiếng cười, thế nhưng bạn lại lạc lõng đến mờ mịt? Chắc rằng câu trả lời sẽ là có bởi người lớn là vậy, cứ chợt vui chợt khóc, chợt buồn chợt chênh vênh. Cái cảm giác ấy diễn ra thường xuyên đến mức người ta dần quen với nó, coi nó là một phần của cuộc sống hàng ngày.
Dường như cái tâm trạng nửa với ấy không phải là câu chuyện của riêng ai vì có lẽ trưởng thành buộc người ta phải thế. Cuộc sống luôn vận động, dù khó khăn đến mấy thì chúng ta vẫn phải gắng gượng mà sống. Để đến khi mệt mỏi, trái tim cũng không trở nên yếu mềm, ta mới cho phép mình được suy nghĩ vẩn vơ, được mơ mộng về những ngày ta chẳng còn một mình.
Đó là tâm sự của một bản trẻ được viết lại bằng những dòng cảm xúc rất chân thật. Dường như từng câu từng chữ như đang nói lên nỗi lòng của mỗi chúng ta – những người trẻ cô đơn:
“Có những ngày tự nhiên cảm thấy chán chường với tất cả mọi việc. Không muốn làm gì cả, cũng không biết phải nói gì cả.
Muốn có một người ở bên nhưng cầm điện thoại lên cứ trượt tìm hoài mà không biết nên gọi ai. Muốn đi đâu đó xa thật xa, bỏ lại tất cả, nhưng điều kiện không cho phép. Cứ cảm thấy thật ngột ngạt, bức bối trong bốn bức tường chỉ có một mình.
Nhìn bản thân chênh vênh đứng giữa những sự lựa chọn, cảm thấy thật thương. Có những việc muốn làm nhưng chưa đủ sức làm, cũng không biết phải bắt đầu từ đầu. Có những việc không muốn làm nhưng cũng không biết có nên kết thúc không, phải kết thúc thế nào.
Có những ngày chuyện buồn cứ lặp đi lặp lại mãi. Những điều không tốt cứ còn hoài, chẳng thấy khá hơn. Dù bản thân đã cố gắng rất nhiều, nỗ lực rất nhiều. Nhưng mãi cứ nhận về những điều thất vọng.
Không biết là vì sao. Buồn đến mức chẳng muốn đối diện với ai.
Có những ngày như thế, cảm thấy mình như không có lối thoát. Một mình ngồi bó gối đầy sợ hãi, chịu đựng những đớn đau, mệt mỏi trong lòng.
Thèm được ai đó kéo ra khỏi tất cả. Thèm được một ai đó đỡ đứng lên, dìu đi, ôm vào lòng nhẹ nói: Thôi nào, có anh đây rồi…”
Không có một ngày cụ thể nào cho những ngày như thế nhưng nó cứ hiển hiện trong cuộc sống củ mỗi chúng ta. Ừ thì vì chúng ta cũng chỉ là những người bình thường với hỉ nộ ái ố, vẫn loay hoay giữa tình-tiền-gia đình-các mối quan hệ. Thế thì phải tránh làm sao những lúc tâm trạng chợt trở nên không tốt, chỉ muốn ngồi ngẩn ngơ một mình? Tránh sao nổi những lúc muốn chạy trốn, muốn được yếu đuối, không để ai nhìn thấy vết thương của mình? Tránh sao nổi những giây âu sầu vì đi ngang một con phố quen, bắt gặp một gương mặt quen nhưng nay hai ta chỉ là người lạ?
Thì thôi ta đành tập quen với nó…
Bên dưới bài đăng đã có rất nhiều người để lại bình luận đồng cảm, người than phiền sống âu sầu chi cho mệt, người lại cảm thấy an ủi khi biết không riêng gì mình đơn độc, mà chúng ta ai cũng như nhau:
“Càng lớn con người ta càng trở nên cô độc. Tận cùng của cô đơn chính là tất cả phải gồng gánh một mình, chịu đựng một mình, không có lấy một người để tâm sự, để trải lòng. Tận cùng của cô đơn chính là ăn một mình, xem phim một mình, bệnh tự lo, nằm viện một mình. Một mình vui, một mình khóc”, Đình Trúc Liễu.
“Thực ra ai cũng cô đơn, nhất là khi về đêm, chẳng qua có người phơi bày sự cô đơn ấy ra, có người lại cứ ôm nó trong lòng để rồi cô đơn chất chồng cô đơn”, Thương Hoài Phạm.
“Có những ngày thật lạ các cậu chị, chênh vênh mà chẳng hiểu mình chênh vênh vì nỗi gì”, Thiên An.
Thôi thì đành ngậm ngùi tự nhủ, cuộc sống mà, ai biết sẽ ra sao…
Nguồn: Nước Nhật