Vì sao người Nhật thích ăn rong biển?

Báo Nhật – Người dân sử dụng rong biển trong bữa ăn bởi hương vị đậm đà, giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh, làm đẹp.

Theo Savvytokyo, (trang tin tại Nhật Bản), rong biển không chỉ là nguyên liệu làm nên các món mỹ thực nổi tiếng Nhật Bản, chúng còn là vị thuốc có lợi cho sức khỏe, góp phần hỗ trợ điều trị ung thư và tim mạch.

Từ nghìn năm trước, rong biển đã xuất hiện trong chế độ ăn uống của người Nhật. Người dân nơi đây gọi chúng là “siêu thực phẩm” nhờ hương vị đậm đà, dồi dào dưỡng chất, ít calo, giàu chất xơ và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Hương vị đậm đà, đa dạng món ngon

Theo Just One Cookbook (một trang web chia sẻ kiến thức nấu ăn tại Nhật Bản), đại dương rộng lớn bao quanh Nhật Bản có chứa hơn 10.000 loài rong biển. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20 loại được sử dụng phổ biến trong ẩm thực. Canh miso, nước dashi, salad trộn, sushi cuộn, tempura chiên, rau ngâm giấm sunomono… là những món ngon nức tiếng có dùng rong biển.

Wakame là một loại rong biển lớn màu nâu có lịch sử lâu đời nhất. Đây cũng là một trong những loại rong biển được tiêu thụ nhiều nhất, sở hữu vị ngọt thanh nhẹ mà người Nhật hay gọi là gia vị thứ năm “Umami”. Wakame thường xuất hiện trong món canh miso và salad của mọi gia đình, nhà hàng ở Nhật.

Rong nâu Mozuku trong ẩm thực Nhật.

Rong nâu Mozuku trong ẩm thực Nhật.

Phổ biến không kém là rong nâu Mozuku, niềm tự hào của người dân đảo Okinawa. Vùng biển sạch không nhiễm kim loại nặng hay chất phóng xạ này đang sản xuất hơn 90% sản lượng Mozuku trên toàn thế giới. Mozuku có vị ngọt thanh, thường được ngâm giấm ăn sống, làm tempura chiên giòn, súp ướp lạnh, hoặc các món xào.

Theo lý giải của các nhà khoa học Viện Khoa học và Công nghệ Đại học Okinawa, điều tạo nên hương vị độc đáo của Mozuku chính là nhờ bộ mã DNA phức tạp chứa đến 13.640 gen.

Một gram rong nâu Wakame khô cũng chứa đến 139 mcg iốt, có thể đáp ứng gần đủ nhu cầu khuyến nghị 150mcg iốt mỗi ngày của Tổ chức Y tế Thế giới.

Rong nâu Wakame dồi dào vi chất.

Rong nâu tạo ra ít calo, chất xơ chiếm 25-75% trọng lượng, cao hơn nhiều loại rau củ khác. Chúng hỗ trợ tiêu hóa, tạo nguồn thức ăn cho vi khuẩn ruột già, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy loại đường Polysaccharides Sulfated trong rong nâu, chứng minh làm tăng lợi khuẩn đường ruột.

Hỗ trợ điều trị bệnh, làm đẹp

Y học cổ truyền Nhật xem rong nâu là vị thuốc tốt cho sức khỏe. Bột rong biển từng được dùng để chữa lành vết bỏng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và làm dịu da. Hiện nay, chúng ứng dụng trong sản xuất mặt nạ và huyết thanh dưỡng da trong ngành công nghiệp làm đẹp.

So với rong đỏ và xanh, rong nâu có nhiều chống oxy hóa Fucoidan hỗ trợ phòng ngừa ung thư hơn các loại rong khác. Rong nâu Mozuku giàu Mozuku Fucoidan khiến cho các tế bào ung thư đi theo quá trình tự chết của tế bào.

Mekabu là phần xù, nằm ngay ở phần gốc của loại rong nâu Wakame (tên khoa học là Undaria pinnatifida). Theo Trung tâm Y học Cao cấp Arizona (Mỹ), rong biển Wakame chứa Mekabu Fucoidan có khả năng ức chế hình thành mạch máu mới nuôi tế bào ung thư, ngăn chúng di căn sang cơ quan khác. Đồng thời, loại Fucoidan này còn có khả năng ức chế hình thành cục máu đông, hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ .

Theo một số nghiên cứu từ Nhật Bản, Mekabu cho thấy có nhiều hiệu quả hơn trong việc ức chế hình thành mạch máu của khối u hơn các chiết xuất Fucoidan khác.

Rong nâu Bladder Wrack thường nghiền nhỏ hoặc tán bột.

Rong nâu Bladder Wrack thường nghiền nhỏ hoặc tán bột.

Nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ cho thấy, Fucus fucoidan (rong nâu Bladder Wrack) giúp tăng miễn dịch, làm chậm sự phát triển của khối u thực tràng và ung thư vú. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống viêm, giảm đau khớp, giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị.

Nhờ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, mà rong biển được người Nhật đưa vào làm nguyên liệu ngành dược phẩm, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nước ngoài. Các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư thường kết hợp nhiều loại rong nâu cùng lúc, nhằm tăng công dụng hiệp đồng đối với tế bào K.

Nguồn: vnexpress.net

5/5 - (1 bình chọn)
Đang tải...