Báo Nhật – Hàng năm cứ vào mùa lễ hội, ngư dân Nhật Bản lại tàn sát hàng chục ngàn con cá heo dù gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Trên thực tế, việc ngư dân Nhật Bản giết cá heo có liên quan đến “Lễ hội cá heo”. Đây là một lễ kỉ niệm được tổ chức tại thị trấn Taiji, một làng chài ở miền nam Nhật Bản. Trong vòng 400 năm, Nhật Bản đã trở thành quốc gia săn bắt cá voi lớn nhất trên thế giới.
Mặc dù ngư dân địa phương đã cẩn thận dựng lên một lượng bạt lớn tuy nhiên lại không thể che giấu được hoàn toàn cuộc tàn sát dã man diễn ra ở nơi đây. Ngay cả khi đứng trên đỉnh núi bạn cũng có thể nghe thấy giọng nói của những thợ săn cá heo, cũng như cảm nhận được sự kháng cự của cá heo phát ra để được sinh tồn và tự do. Những thợ săn cá heo nhảy xuống nước từ khe hở của bạt, tay cầm dao phay đâm xuống. Vài phút sau, vùng nước xanh ngắt xung quanh đột nhiên biến thành màu đỏ thâm, trong không khí trong lành của buổi sáng tràn ngập mùi máu tanh.
Ảnh: Toutiao
Lễ hội này gặp phải rất nhiều sự phản đối mạnh mẽ từ các tổ chức môi trường trên thế giới. Chính phủ Nhật Bản không đáp ứng các nghĩa vụ chức trách của cộng đồng quốc tế hoặc dùng các lý do , công bố đây là “phong tục của dân tộc”, và tuyên bố những nước khác không có quyền can thiệp.
Ảnh: Toutiao
Tại làng chài nhỏ tên là Taiji ở Nhật Bản, mỗi năm có hơn 2000 con cá heo bị tàn sát. Cảnh tượng vô cùng khủng khiếp và đẫm máu. Đây được coi là khu vực săn giết cá heo hung tàn nhất trên thế giới. Bộ phim tài liệu “The Cove” tiết lộ một nhóm bảo vệ động vật quốc tế đã đổ xô đến Taiji, Nhật Bản để ghi lại cảnh tàn sát cá heo tàn bạo của ngư dân.
Mục đích của việc giết cá heo tại Nhật Bản không phải để lấy làm thức ăn mà là một “phong tục”.
Theo báo cáo, vào giữa tháng 9 hàng năm, một lễ kỷ niệm gọi là “Lễ hội cá heo” sẽ được tổ chức tại trấn Taiji, một làng chài miền nam Nhật Bản. Trong 6 tháng tiếp theo, ngư dân Taiji tàn sát hơn 20.000 con cá heo và hàng ngàn con cá voi tại vùng vịnh Taichi. Máu của cá heo làm đỏ nước biển trong vịnh. Hàng năm vào ngày 1 tháng 9 khi mùa săn giết bắt đầu, ít nhất 100 con cá heo và 50 con cá voi khổng lồ bắt đầu mở màn bị săn bắt. Thịt cá có thể được bán với giá 50.000 yên (khoảng 330 bảng Anh), trong khi những con cá heo đặc biệt thậm chí có thể được bán với giá 90.000 bảng Anh.
Các tình nguyện viên của Tổ chức Bảo tồn biển Thế giới đã cố gắng ngăn chặn hành vi này, nhưng họ đã bị cảnh sát biển Nhật Bản ngăn chặn bằng súng nước áp lực cao. Hành vi này ở Nhật Bản đã trực tiếp dẫn đến cái chết của hàng triệu con cá voi và cá heo.
Cộng đồng quốc tế lên án khi mà việc giết mổ cá heo tại Nhật Bản đang ngày càng gia tăng. Trong bộ phim tài liệu Dolphin Abattoir, các nhà sản xuất đã sử dụng máy bay trực thăng RC và camera giấu dưới nước để ghi lại hành vi của cá heo và bị các nhà bảo vệ động vật phương tây phản đối mạnh mẽ. Thị trấn Broome của Úc thậm chí đã cắt đứt mối quan hệ 28 năm “thành phố hữu hảo” với vịnh Taiji.
Vịnh Taiji được biết đến là quê hương tinh thần của nghề săn cá voi. Từ 1600 năm trước, tổ tiên ngư dân địa phương đã bắt đầu săn bắt động vật có vú trên biển làm thức ăn. Nơi đây cách Tokyo 6 tiếng đi xe, đâu đâu cũng có những nhà hàng sushi với cá voi và cá heo là nguyên liệu chính.
Nhiều người nổi tiếng cũng đã tham gia vào đội ngũ lên án hành vi này. Cựu tay trống của một ban nhạc, Matt Solom bày tỏ sự ủng hộ dành cho Kennedy trên Twitter. Ông nói đã đích thân đến trấn Taiji và nói với Kennedy rằng: “Nếu bạn có thể gây áp lực ngăn chặn vụ tấn công cá voi dã man ở trấn Taiji của Nhật Bản, bạn sẽ trở thành anh hùng thế giới”.
Ngôi sao người Mỹ Kirsti Avery cũng bình luận trên Twitter: “Hàng trăm con cá heo đang chờ bị tàn sát, cần ngăn chặn hành vi này”. Năm 2009. bộ phim điện ảnh Mỹ “Vịnh cá heo” đã cho thế giới thấy cảnh giết cá heo đẫm máu, và bộ phim cũng đã giành được giải Oscar.
Ảnh: Toutiao
Nguồn: Kenh14